Pages

"Ao Sau Vườn" vốn là một trang Web đã từng góp mặt trên mạng từ năm 1998 nhằm phổ biến những sáng tác của cá nhân tôi để cùng chia xẻ với mọi người, nhưng nay đã đóng lại vì khả năng kỹ thuật cũng như sức khoẻ không còn cho phép tôi duy trì trang Web này như cũ. Tuy nhiên, để đáp lại chút duyên tri ngộ cũng như cảm tình mà nhiều bạn bè và độc giả đã dành cho trang Web trên bấy lâu nên tôi dùng trang blog này làm nơi lưu trữ các sáng tác trên hầu giúp qúy bạn bè và độc giả có thể ghé vào đọc khi muốn tìm lại chút kỷ niệm nào đó đối với "Ao Sau Vườn".

Friday, May 10, 2013

Thành Phố Đà Lạt

Biên Khảo 

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 THÀNH PHỐ ÐÀ LẠT
Lập trên cao nguyên Lâm viên đồi núi chập chùng, Ðà lạt là một đô thị nghỉ mát xinh đẹp nằm giữa những khu rừng thông, thác nước thơ mộng: Ðà lạt là thành phố của tuổi trẻ, tình yêu và kỷ niệm. Ai đã đến đó một lần, chắc chắn sẽ giữ lại trong lòng những hình ảnh và kỷ niệm thân thương.

Tài liệu viết bài này ngoài quyển sách "Những Ðứa Con của Rừng Núi" (The Sons of Mountains) của Gerald Cannon Hickey, còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi sưu tầm rải rác trong sách báo cũ. Trong chương viết về Ðà lạt, tác giả G. Hickey có nhắc đến tác phẩm, bài báo kê cứu hiếm như:

- Báo Indochine năm 1943-1944
- Monographie de la province Dalat do trường Viễn Ðông bác cổ Hà nội in năm 1931.
- Tạp chí Bulletin des Amis du vieux Hué năm 1938...


Trong các Toàn quyền Ðông Dương chỉ có P. Doumer, Pasquier và Decoux để lại nhiều kỷ niệm trên đất nước ta hơn hết. Mặc dù khi tạo lập đường xá, cầu cống, tiện nghi công cộng, người Pháp không nghĩ đến phúc lợi cho người bản xứ, nhưng dầu sao đi nữa các cơ sở hạ tầng ở các thuộc địa cũng đem lại lợi ích lâu dài. 

Chúng tôi còn nhớ ngày 10 tháng 12 năm 1896, Toàn quyền Rousseau lâm trọng bện và từ trần ở bịnh viện Hà nội thì P. Doumer được lịnh qua Ðông Dương kế vị. Vừa đến Việt nam, P. Doumer liền nghĩ đến một chương trình kiến thiết đầy tham vọng. Mục đích nhằm khai thác kinh tế Việt nam. Hai dự án lớn lao nhất của P. Doumer là:

- Tìm các địa điểm lập các đô thị nghỉ mát ở miền núi Trung kỳ.
- Lập lại đường xe lửa xuyên Việt.

Năm 1879, P. Doumer gặp bác sĩ Yersin là người đã hướng dẫn nhiều cuộc thám hiểm sâu vào vùng rừng núi Tây nguyên để thảo luận việc tìm kiếm những địa điểm thuận tiện có thể lập khu nghỉ dưỡng. Nơi đó phải có khí hậu mát mẻ để các kiều dân Pháp và các viên chức Pháp ở Ðông dương đến nghỉ hè thay vì mỗi năm phải về Pháp. Bác sĩ Yersin khuyến cáo nên chọn đỉnh Lâm viên (Langbian). Sau đó P. Doumer ra lệnh cho một đoàn thám hiểm quân sự tìm kiếm một con đường từ miền duyên hải lên Lâm viên. Năm 1898, Pháp lập ra tỉnh Ðồng Nai thượng, cơ sở hành chánh đặt tại Ðà lạt. Ngoài ra, còn có một tỉnh nhỏ mới thành lập ở Tánh linh, nằm trên đường mòn trao đổi hàng hóa giữa cao nguyên và đồng bằng.

Một đoàn thám hiểm khác khởi hành vào năm 1908 để phát quang dọn dẹp con đường mòn từ đồng bằng lên cao nguyên. Công việc này hoàn tất năm 1899. Với sắc lệnh 1-11-1899, người Pháp lập ra tỉnh Ðồng nai thượng với trung tâm hành chính đật tại Ðà lạt. Một tỉnh nhỏ hơn là Tánh linh với cơ sở hành chánh tại Djirinh (Di linh). Một ngôi nhà bằng thiếc đầu tiên được thiết lập coi như ngôi nhà nghỉ mát đầu tiên tại đây. Mấy năm sau, nhận thấy rằng vùng rừng núi này có nhiều vách đá dốc đứng, cheo leo, khó thiết lập đường xe lửa, nên họ chọn cách làm đường lộ cho xe hơi chạy. Từ đó, Pháp bỏ tỉnh Ðồng nai thượng, còn đại lý hành chánh Djirinh sát nhập vào tỉnh Phan thiết và Ðà lạt nhập vào Phan rang. Công việc đang tiến hành thì năm 1902, Toàn quyền P. Doumer đột ngột về Pháp, khiến nhiều chương trình kiến thiết bị đình trệ.

Tuy là một thành phố sinh non, nhưng nhiều người Pháp có đầu óc làm giàu chú ý ngay đến Ðà lạt. Lợi dụng sắc luật nhượng đất đai của chính phủ, vào ngày 1-4-1900, một người Pháp tên Gresieu được cấp cho không 885 mẫu đất thuộc Ðồng nai thượng. Ngày 18-10-1901, một người Pháp khác tên Armavon được cấp 300 mẫu ở gần Ðà lạt...

Ngày nay du khách đi chơi Ðà lạt thường theo quốc lộ 20, từ ngả ba Dầu giây lên Ðịnh quán, Bảo lộc, rồi Di linh tới Ðà lạt, hay dùng quốc lộ 21 từ Phan rang đi lên, chớ ít ai ngờ rằng con đường lộ đầu tiên nối liền giữa Sài gòn và Ðà lạt đi qua ngả Phan thiết. Ðường ấy bắt đầu từ Ma lâm, qua đèo Datrum đến Di linh, rồi từ đó mới đi tiếp lên Ðà lạt. từ năm 1914-1915, Phan thiết là trạm dừng chân của lữ khách đi Ðà lạt. Từ năm 1908, Ðà lạt mới có ngôi nhà gạch đầu tiên là toà Công sứ Pháp. Năm 1912 Toàn quyền Albert Sarraut kế tục chương trình dang dở của P. Doumer, phát triển Ðà lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng. Ban đầu người Pháp khởi công làm con đường từ Phan rang lên Ðà lạt qua Ða nhim và đèo Ngoạn mục (Bellevue). Con đường ấy sau này mở rộng thành quốc lộ 21. Từ năm 1914, hãng xe hơi chở khách "Société des Correspondances Automobiles du Langbian" cho chạy những chiếc xe hiệu Lorraine-Dietrich trên lộ trình Sài gòn - Phan thiết - Di linh tới Ðà lạt. Người cố cựu cho biết rằng hồi đó người ta gọi tắt hãng xe đò này bằng chữ "SCAL". Năm sau, tỉnh Langbian thành hình vẫn lấy Ðà lạt làm tỉnh lỵ. Ðà lạt bắt đầu thu hút du khách đến nghỉ mát và săn bắn vào mùa hè. Năm 1916, Langbian Palace Hotel là khách sạn đầu tiên được xây dựng theo kiểu nhà sàn, nhưng có hành lang rộng và mái che. Cũng năm đó, Ðà lạt có trạm Bưu chính, sở Công chánh và trắc địa, toà Công sứ, Cảnh binh. Còn người Việt nam (kinh) đầu tiên đến cư ngụ Ðà lạt là những người phu khuân vác trắc địa hay những người buôn bán. Năm 1920, Pháp tái lập tỉnh Ðồng nai thượng, tỉnh lỵ đật tại Di linh, trong khi Ðà lạt trở thành một khu vực tự trị về hành chánh, do một Tổng ủy viên cai trị. Năm 1922, Ðà lạt bước qua một giai đoạn phát triển mới, kiến trúc sư được chỉ định vẽ đồ án nới rộng Ðà lạt, mở rộng thành phố thành một đô thị tân tiến. Ðặc biệt theo đồ án này không được xây cất gì che khuất đỉnh Lâm viên để giữ vẻ đẹp cho thành phố thơ mộng. Pháp muốn thành phố Ðà lạt sẽ là một góc của nước Pháp ở miền núi Alpes của A¨ châu. Do đó Ðà lạt phải có:

- Hồ nhơn tạo
- Hàng trăm biệt thự rải rác trên các sườn đồi
- Xây dựng ngôi chợ trung ương hình khối chữ nhật với tháp chuông vươn cao. Ðó là vị trí rạp hát Hòa bình hiện nay.

Kể từ năm 1930 trở đi, Ðà lạt phát triển thành một đô thị có vườn hoa xinh đẹp, nhiều công viên cây xanh, ngàn hoa khoe sắc thắm vào mùa xuân. Người Mỹ đầu tiên có mặt tại Ðà lạt là vợ chồng nhà truyền giáo Tin Lành Hebert Jackson. Ông này đến Ðà lạt năm 1930, lập nhà truyền giáo đầu tiên cho đồng bào Thượng, có một mục sư Việt nam làm thông ngôn.

Năm 1925, Ðà lạt có chương trình gắn điện các đường phố chính bằng cách xây đập thủy điện Ankroet. Dự án này không thực hiện được vì thiếu ngân sách. Năm 1929 một nhà trồng tỉa Pháp làm một máy phát điện nhỏ sử dụng thác nước Cam ly để cung cấp điện lực cho Ðà lạt. Tháng 7 năm 1932, con đường quốc lộ 20 từ Sài gòn lên Bảo lộc đi Ðà lạt hoàn thành.

ÐÀ LẠT, MỘT TRUNG TÂM GIÁO DỤC

Các nhà khoa học đều nhận định rằng môi trường, khí hậu trong lành, mát mẻ rất thích hợp cho các hoạt động trí tuệ. Từ đó, Ðà lạt sớm phát triển thành một trung tâm giáo dục quan trọng nhất nước. Năm 1927, nhằm phục vụ cho con em người Pháp và số gia đình người Việt giàu có, Pháp cho lập ra Petit Lycée de Dalat. Ngôi trường Việt nam đầu tiên do cụ Bùi Thúc Bàng mở ra năm 1927, gần rạp Ngọc Lan. Cùng năm đó, dòng nữ tu Soeur St. Paul mở trường Crèche de Nazareth, dành riêng cho trẻ em. Trước năm 1932, trường Petit Lycée de Dalat đổi thành Grand Lycée de Dalat và chương trình học dạy tới bực Tú tài Pháp. Năm 1935, trường này lấy tên Lycée Yersin cho tới nay, để kỷ niệm bác sĩ Yersin, ân nhân của Việt nam và cả nhân loại nữa.

Cuối năm 1932, người Pháp xây dựng cơ sở giáo dục cho nhà dòng sư huynh (trường Christian Brothers) và trường Collège d'Adran cho các chủng sinh. Năm 1935, nhà dòng Notre Dames mở rộng thêm bằng cách thiết lập chương trình giáo dục đệ nhị cấp, còn gọi là "Notre Dames de Langbian" và sau này chúng ta quen gọi trường ấy là Couvent des Oiseaux. Trường nữ này dành riêng cho các thiếu nữ con các gia đình Pháp, Việt giàu có cùng các gia đình quan lại. Trường này thu nhận các nữ sinh từ Miên, Lào theo học nữa.

Ðến ngày 27-6-1939, Ðà lạt có thêm trường Thiếu Sinh quân đầu tiên dành cho các thiếu nhi và thiếu niên các gia đình quân nhân Pháp Việt. Năm 1936 bác sĩ Yersin lập ra viện Pasteur ở Ðà lạt, sau này trở thành nha Ðịa dư, nằm trên ngọn đồi gần trường Yersin và ga xe lửa Ðà lạt. Ngày 1-1-1953, trường Quốc gia Hành chánh thành lập tại Ðà lạt để đào tạo công chức cao cấp cho chính phủ. Nhiều người Việt nam tốt nghiệp khoa này, về sau đều làm tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng và giám đốc các công sở. Trường trung học Trần Hưng Ðạo khởi thủy lập gần chợ Hoà bình, có hoàng tử Bảo Long theo học , nên sau lấy tên là trường Bảo Long. Còn trường nữ trung học Bùi Thị Xuân, lúc mới lập lấy tên công chúa Phương Mai, sau đổi thành trường Quang Trung. 

Trường Võ bị Quốc gia Việt nam nguyên thủy là trường Sĩ quan Huế, thành lập năm 1948 bên cạnh sông Hương. Năm 1950, trường này di chuyển về Ðà lạt, lấy cơ sở trường Chỉ huy Tham mưu sau này làm địa điểm. Dưới thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm, trường này lấy tên trường Võ bị Liên quân Ðà lạt. Ðến năm 1960, trường này đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt nam trên ngọn đồi 1515. đến năm 1967, trường này có cơ sở hiện đại nhất so với các trường võ bị Ðông Nam A¨. A¨p dụng chương trình huấn luyện quân sự và phần lớn chương trình văn hóa của trường Võ bị West Point (Hoa kỳ), trường Võ bị Quốc gia Việt nam dạy văn hóa bậc đại học 4 năm, đào tạo các sĩ quan hiện dịch đủ trình độ kiến thức chỉ huy và kiến thiết sau này. Khi tốt nghiệp, ngoài bằng cấp tốt nghiệp do trường Võ bị cấp phát, mỗi sinh viên còn được cấp bằng Cử Nhân Khoa Học Ư¨ng Dụng. Cho tới ngày Cộng sản chiếm miền Nam, trường Võ bị đã đào tạo được 29 khóa sĩ quan hiện dịch (khóa 30 và 31 đang trong thời kỳ huấn luyện) làm nòng cốt cho Quân đội VNCH. Viện Ðại học Ðà lạt thành lập năm 1957. Tiền thân của viện Ðại học này là trường Sư huynh công giáo ở Huế do giám mục Ngô Ðình Thục thành lập với sự giúp đỡ của Hồng y Spellman ở New York. viện Ðại học Ðà lạt xây cất trên khu đất rộng 38 mẫu tây, có khoảng 1500 sinh viên theo học các phân khoa Chính trị Kinh doanh, Sư phạm, Khoa học... nằm tại số 1 đường Phù đổng Thiên vương. 


Thật là một sự ngạc nhiên lạ lùng, Ðà lạt trước năm 1975 có độ 80,000 dân mà có đến 4 cơ sở giáo dục đại học: Viện Ðại học, trường Ðại học Chiến tranh Chính trị, trường Võ bị Quốc gia Việt nam. Phía Giáo hội còn có trường Giáo hoàng Pio X Ngoài ra còn có 15 trường trung học đệ nhị cấp và 56 trường tiểu học!

VÀI NHÂN SĨ THƯỢNG Ở ÐÀ LẠT

Ðà lạt nguyên thủy là quê hương của người Thượng. Khi nói đến Ðà lạt mà không nhắc qua vài tên tuổi lớn người Thượng thì thất là thiếu sót. Từ cuối năm 1920, Ðà lạt phát triển bề rộng lẫn chiều sâu, mà vài người Thượng đã đóng vai trò quan trọng. Tại thung lũng Ða nhim, có bộ tộc Churu (Chru) tuy dân số ít (độ 1500 người) nhưng được coi là bộ lạc tiến bộ nhất cao nguyên Lâm viên, vì lịch sử của họ có liên hệ với lịch sử người Chiêm thành.

Là thị dân Ðà lạt, tôi chắc nhiều đồng hương còn nhớ con đường Ya Gut, nằm giữa đường Trần Bình Trọng và Hoàng Diệu, gần Trung tâm Y tế toàn khoa?

Theo Touneh Han Tho thì Banahria Ya Gut được coi như lãnh tụ người Churu nhiều thập niên đầu thế kỷ 20. Sinh năm 1870 tại một buôn làng thuộc vùng Ðơn dương ngày nay, Ya Gut kết hôn với một người chị bà con của thân phụ Han Tho; Ya Gut có một đứa con gái tên Ame Mabo, cho đến năm1975 vẫn còn sống tại làng Diom là quê hương của ông ta. Ông Ya Gut là một người có tâm hồn nghệ sĩ, môt Nguyễn Du của người Churu, từng sáng tác nhiều thên anh hùng ca cho dân tộc Churu. Tài năng ấy Ya Gut thừa hưởng của tổ tiên. Năm 1909, Pháp lập một đồn hành chánh tại Dran (Ðơn dương) và phong cho Ya Gut làm tri huyện cai trị vùng này, giống như trường hợp tù trưởng có thế lực Khunjenob cai trị tại Ban Mê Thuột. Hồi đó Ya Gut đóng vai trò trung gian giao thiệp giữa Pháp và dân chúng. Ngoài chức vụ hành chánh, Ya Gut còn đóng vai thẩm phán hoà giải các vụ xung đột, làm trọng tài giải quyết các cuộc tranh chấp của đồng bào ông ta. Theo Touneh Han Din, một người bà con với Han Tho, thì trong thời gian làm tri huyện ở Dran, nhiệm vụ căn bản của Ya Gut là chiêu mộ dân Thượng làm phu đắp đường giao thông. Dân Thượng cũng bị bắt buộc phải khiêng cáng cho các viên chức Pháp Việt và vợ con của họ. Ðối với các bà vợ công chức Việt nam, những người Thượng này gọi đùa rằng đó là các "bà đầm mũi tẹt".

Một lãnh tụ khác là Touneh Han Dang, sinh năm 1880 tại Diom, trong một gia đình có 7 anh em. Ba mẹ là người thuộc chi tộc Banahria. Cũng như cha, thuở nhỏ Han Dang theo cha làm rẫy. Thời gian nhàn rỗi cậu thường đi săn bắn thú rừng. Ðến tuổi 15, Han Dang tháp tùng theo các thường nhân người Churu buôn chuyến từ Phan rang lên Dran. Chuyến xuống họ mang mật ong, thịt rừng phơi khô, vài loại măng... xuống Phan rang đổi lấy muối, nước mắm, vải vóc. Là một thanh niên cường tráng, có chí tự lập, chỉ mấy năm sau, Han Dang tự mình tổ chức các chuyến hàng riêng biệt. Tại Phan rang có làng An phước là nơi nổi tiếng văn vật của người Chàm, có trường tiểu học. Nhờ vậy Han Dang được theo học các môn Pháp Việt và Chàm ngữ. Thấy việc học thích thú và có lợi, Han Dang rất tích cực trau dồi. Nhưng có một điều làm cho Han Dang lo lắng đó là cha mẹ cậu sợ cậu ở mãi dưới An phước sẽ lưu lạc rồi bỏ rơi ông bà. Vì thế ông bà thu xếp cho hai người anh lớn đang làm giáo viên, dạy kèm tiếng Việt và Chàm cho Han Dang tại nhà ở Diom. Hàng ngày, sau khi tập ca hát cùng các ban hợp ca trong hai giờ, Han Dang học kèm với anh, và sau đó, học võ với một võ sư người Việt.

Năm 1905, Pháp bắt đầu làm con đường từ Phan rang lên Ðà lạt. Han Dang và cha đều bị bắt đi làm sưu. thấy cha già yếu, Han Dang tình nguyện làm việc cho cả hai người, nhưng lại từ chối khiêng cáng cho các "bà đầm mũi tẹt". Con đường từ Krong Pha lên Ðà lạt có nhiều dốc cao, mỗi ngày Han Dang chỉ mang vác vượt 15 cây số thôi. Hàng hóa thường là những két rượu vang dành cho các công chức Pháp ở Ðà lạt. Trong thời gian ấy Han Dang dành dụm được một số tiền, bắt đầu mua ngà voi, mật ong ở Roglai đem xuống Phan rang bán. Năm 1907, Han Dang có ý nghĩ sẽ cải tiến đời sống người Churu. Ðầu tiên, Han Dang yêu cầu một người đàn bà Chàm đến Ða nhim dậy bộ lạc Churu dệt vải. Kế tiếp, Han Dang gởi cô em họ là Ba Cam xuống Phan rang học kỹ thuật làm nồi đất nung. Khi trở về, Ba Cam bắt đầu làm toàn bộ nồi đất mới cho cả làng. Han Dang còn học được kỹ thuật cày ruộng: cày sâu và hiệu quả hơn. Có một điều không thành công lắm là bắt đàn bà Churu mặc quần thay vì mặc váy. 

Năm 1910, Han Dang được bổ làm lý trưởng Diom. Năm sau Pháp lập huyện Tân khai, sau này gọi là Di linh và Han Dang trở thành thông ngôn cho Ya Gut. Ðến năm 1919, tri huyện Ya Gut hưu trí và Han Dang được cử thay thế chức tri huyện của Ya Gut. Mãi đến ngày 22-2-1922, triều đình Huế (Khải Ðịnh) mới bổ Han Dang làm "Thổ Huyện Tân khai" và gọi là "tri huyện Mọi". Trong thời gian này, Han Dang đề nghị mở trường ở Ða nhim bị công sứ Cunhac và quản đạo Trần Văn Lý phản đối với lý do "người Mọi không cần giáo dục, vì họ chỉ làm những việc nặng nhọc, không cần đến sự khéo léo". Dù thất bại, Han Dang không nản, tiếp tục tranh đấu để cải tiến mức sống của đồng bào ông. Năm 1922, người Pháp làm đường Sài gòn đi Ðà lạt qua ngả Bảo lộc, cần nhiều phu người Thượng. Với tư cách tri huyện Mọi, Han Dang có bổn phận cung ứng dân phu, nhưng đồng thời cũng nhắc lại yêu sách mở trường học. Lần này có kết quả. Tại các buôn người Lat, người Chil, người Churu, bắt đầu có trường sơ cấp, nhưng mỗi trường chỉ có độ 10 học sinh. Cho đến năm 1927, quản đạo Trần Văn Lý liên tục bất đồng ý kiến với Han Dang, và bỏ qua các đề nghị của Han Dang về những cải cách nâng cao mức sống của đồng bào Thượng. Khi quản đạo Trần Văn Lý đi rồi, tình hình người Thượng được cải thiện hơn: Han Dang tranh đấu để tỉnh cấp tiền bạc cho học sinh, tăng chương trình học lên 4 năm, và lúc ấy có 40 học sinh theo học. Những học trò giỏi được gửi lên Ðà lạt sẽ ở trọ nhà Han Dang đi học. Những học sinh ưu tú, sau khi tốt nghiệp sẽ được gửi đi Qui Nhơn học tiếp "Collège de Quinhon".

Ngày 2-9-1925, toàn quyền Ðông dương ban tặng cho Han Dang huy chương Bắc Ðẩu bội tinh. Theo Touneh Han Tho, trong khi khánh thành đường xe lửa từ Krong Pha lên đèo Ngoạn mục, công sứ Ðồng nai thượng có ban cho Han Dang huy chương "Kim Tiền hạng 3". Sau đó, Han Dang còn liên tiếp nhận được các huy chương Bắc Ðẩu bội tinh (1929), mề đay Kim Khánh hạng 3 (1933).

Theo Touneh Han Tho, Han Dang tiếp tục tranh đấu để cải thiện mức sống của đồng bào Thượng quanh vùng Ðà lạt. Ông tranh đấu cho dân làm đường được lãnh lương cao hơn. Mội khi có những thắc mắc ông khiếu nại với các viên chức cao cấp Pháp tại Ðà lạt, nếu như không được giải quyết, không nản, ông làm đơn gởi lên hoàng đế Bảo Ðại, thủ tướng Pháp Léon Blum và cả tổng thống Pháp. Năm 1937, để phản đối viên công sứ Pháp lạm quyền, Han Dang từ quan, về làng làm lãnh tụ cho bộ lạc của ông đến ngày mãn phần.
ÐÀ LẠT, MỘT TRUNG TÂM GIÁO DỤC

Các nhà khoa học đều nhận định rằng môi trường, khí hậu trong lành, mát mẻ rất thích hợp cho các hoạt động trí tuệ. Từ đó, Ðà lạt sớm phát triển thành một trung tâm giáo dục quan trọng nhất nước. Năm 1927, nhằm phục vụ cho con em người Pháp và số gia đình người Việt giàu có, Pháp cho lập ra Petit Lycée de Dalat. Ngôi trường Việt nam đầu tiên do cụ Bùi Thúc Bàng mở ra năm 1927, gần rạp Ngọc Lan. Cùng năm đó, dòng nữ tu Soeur St. Paul mở trường Crèche de Nazareth, dành riêng cho trẻ em. Trước năm 1932, trường Petit Lycée de Dalat đổi thành Grand Lycée de Dalat và chương trình học dạy tới bực Tú tài Pháp. Năm 1935, trường này lấy tên Lycée Yersin cho tới nay, để kỷ niệm bác sĩ Yersin, ân nhân của Việt nam và cả nhân loại nữa. 


Cuối năm 1932, người Pháp xây dựng cơ sở giáo dục cho nhà dòng sư huynh (trường Christian Brothers) và trường Collège d'Adran cho các chủng sinh. Năm 1935, nhà dòng Notre Dames mở rộng thêm bằng cách thiết lập chương trình giáo dục đệ nhị cấp, còn gọi là "Notre Dames de Langbian" và sau này chúng ta quen gọi trường ấy là Couvent des Oiseaux. Trường nữ này dành riêng cho các thiếu nữ con các gia đình Pháp, Việt giàu có cùng các gia đình quan lại. Trường này thu nhận các nữ sinh từ Miên, Lào theo học nữa.

Ðến ngày 27-6-1939, Ðà lạt có thêm trường Thiếu Sinh quân đầu tiên dành cho các thiếu nhi và thiếu niên các gia đình quân nhân Pháp Việt. Năm 1936 bác sĩ Yersin lập ra viện Pasteur ở Ðà lạt, sau này trở thành nha Ðịa dư, nằm trên ngọn đồi gần trường Yersin và ga xe lửa Ðà lạt. Ngày 1-1-1953, trường Quốc gia Hành chánh thành lập tại Ðà lạt để đào tạo công chức cao cấp cho chính phủ. Nhiều người Việt nam tốt nghiệp khoa này, về sau đều làm tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng và giám đốc các công sở. Trường trung học Trần Hưng Ðạo khởi thủy lập gần chợ Hoà bình, có hoàng tử Bảo Long theo học , nên sau lấy tên là trường Bảo Long. Còn trường nữ trung học Bùi Thị Xuân, lúc mới lập lấy tên công chúa Phương Mai, sau đổi thành trường Quang Trung. 

Trường Võ bị Quốc gia Việt nam nguyên thủy là trường Sĩ quan Huế, thành lập năm 1948 bên cạnh sông Hương. Năm 1950, trường này di chuyển về Ðà lạt, lấy cơ sở trường Chỉ huy Tham mưu sau này làm địa điểm. Dưới thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm, trường này lấy tên trường Võ bị Liên quân Ðà lạt. Ðến năm 1960, trường này đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt nam trên ngọn đồi 1515. đến năm 1967, trường này có cơ sở hiện đại nhất so với các trường võ bị Ðông Nam A¨. A¨p dụng chương trình huấn luyện quân sự và phần lớn chương trình văn hóa của trường Võ bị West Point (Hoa kỳ), trường Võ bị Quốc gia Việt nam dạy văn hóa bậc đại học 4 năm, đào tạo các sĩ quan hiện dịch đủ trình độ kiến thức chỉ huy và kiến thiết sau này. Khi tốt nghiệp, ngoài bằng cấp tốt nghiệp do trường Võ bị cấp phát, mỗi sinh viên còn được cấp bằng Cử Nhân Khoa Học Ư¨ng Dụng. Cho tới ngày Cộng sản chiếm miền Nam, trường Võ bị đã đào tạo được 29 khóa sĩ quan hiện dịch (khóa 30 và 31 đang trong thời kỳ huấn luyện) làm nòng cốt cho Quân đội VNCH. Viện Ðại học Ðà lạt thành lập năm 1957. Tiền thân của viện Ðại học này là trường Sư huynh công giáo ở Huế do giám mục Ngô Ðình Thục thành lập với sự giúp đỡ của Hồng y Spellman ở New York. viện Ðại học Ðà lạt xây cất trên khu đất rộng 38 mẫu tây, có khoảng 1500 sinh viên theo học các phân khoa Chính trị Kinh doanh, Sư phạm, Khoa học... nằm tại số 1 đường Phù đổng Thiên vương.

Thật là một sự ngạc nhiên lạ lùng, Ðà lạt trước năm 1975 có độ 80,000 dân mà có đến 4 cơ sở giáo dục đại học: Viện Ðại học, trường Ðại học Chiến tranh Chính trị, trường Võ bị Quốc gia Việt nam. Phía Giáo hội còn có trường Giáo hoàng Pio X Ngoài ra còn có 15 trường trung học đệ nhị cấp và 56 trường tiểu học!

VÀI NHÂN SĨ THƯỢNG Ở ÐÀ LẠT 

Ðà lạt nguyên thủy là quê hương của người Thượng. Khi nói đến Ðà lạt mà không nhắc qua vài tên tuổi lớn người Thượng thì thất là thiếu sót. Từ cuối năm 1920, Ðà lạt phát triển bề rộng lẫn chiều sâu, mà vài người Thượng đã đóng vai trò quan trọng. Tại thung lũng Ða nhim, có bộ tộc Churu (Chru) tuy dân số ít (độ 1500 người) nhưng được coi là bộ lạc tiến bộ nhất cao nguyên Lâm viên, vì lịch sử của họ có liên hệ với lịch sử người Chiêm thành.

Là thị dân Ðà lạt, tôi chắc nhiều đồng hương còn nhớ con đường Ya Gut, nằm giữa đường Trần Bình Trọng và Hoàng Diệu, gần Trung tâm Y tế toàn khoa?

Theo Touneh Han Tho thì Banahria Ya Gut được coi như lãnh tụ người Churu nhiều thập niên đầu thế kỷ 20. Sinh năm 1870 tại một buôn làng thuộc vùng Ðơn dương ngày nay, Ya Gut kết hôn với một người chị bà con của thân phụ Han Tho; Ya Gut có một đứa con gái tên Ame Mabo, cho đến năm1975 vẫn còn sống tại làng Diom là quê hương của ông ta. Ông Ya Gut là một người có tâm hồn nghệ sĩ, môt Nguyễn Du của người Churu, từng sáng tác nhiều thên anh hùng ca cho dân tộc Churu. Tài năng ấy Ya Gut thừa hưởng của tổ tiên. Năm 1909, Pháp lập một đồn hành chánh tại Dran (Ðơn dương) và phong cho Ya Gut làm tri huyện cai trị vùng này, giống như trường hợp tù trưởng có thế lực Khunjenob cai trị tại Ban Mê Thuột. Hồi đó Ya Gut đóng vai trò trung gian giao thiệp giữa Pháp và dân chúng. Ngoài chức vụ hành chánh, Ya Gut còn đóng vai thẩm phán hoà giải các vụ xung đột, làm trọng tài giải quyết các cuộc tranh chấp của đồng bào ông ta. Theo Touneh Han Din, một người bà con với Han Tho, thì trong thời gian làm tri huyện ở Dran, nhiệm vụ căn bản của Ya Gut là chiêu mộ dân Thượng làm phu đắp đường giao thông. Dân Thượng cũng bị bắt buộc phải khiêng cáng cho các viên chức Pháp Việt và vợ con của họ. Ðối với các bà vợ công chức Việt nam, những người Thượng này gọi đùa rằng đó là các "bà đầm mũi tẹt".


Một lãnh tụ khác là Touneh Han Dang, sinh năm 1880 tại Diom, trong một gia đình có 7 anh em. Ba mẹ là người thuộc chi tộc Banahria. Cũng như cha, thuở nhỏ Han Dang theo cha làm rẫy. Thời gian nhàn rỗi cậu thường đi săn bắn thú rừng. Ðến tuổi 15, Han Dang tháp tùng theo các thường nhân người Churu buôn chuyến từ Phan rang lên Dran. Chuyến xuống họ mang mật ong, thịt rừng phơi khô, vài loại măng... xuống Phan rang đổi lấy muối, nước mắm, vải vóc. Là một thanh niên cường tráng, có chí tự lập, chỉ mấy năm sau, Han Dang tự mình tổ chức các chuyến hàng riêng biệt. Tại Phan rang có làng An phước là nơi nổi tiếng văn vật của người Chàm, có trường tiểu học. Nhờ vậy Han Dang được theo học các môn Pháp Việt và Chàm ngữ. Thấy việc học thích thú và có lợi, Han Dang rất tích cực trau dồi. Nhưng có một điều làm cho Han Dang lo lắng đó là cha mẹ cậu sợ cậu ở mãi dưới An phước sẽ lưu lạc rồi bỏ rơi ông bà. Vì thế ông bà thu xếp cho hai người anh lớn đang làm giáo viên, dạy kèm tiếng Việt và Chàm cho Han Dang tại nhà ở Diom. Hàng ngày, sau khi tập ca hát cùng các ban hợp ca trong hai giờ, Han Dang học kèm với anh, và sau đó, học võ với một võ sư người Việt.

Năm 1905, Pháp bắt đầu làm con đường từ Phan rang lên Ðà lạt. Han Dang và cha đều bị bắt đi làm sưu. thấy cha già yếu, Han Dang tình nguyện làm việc cho cả hai người, nhưng lại từ chối khiêng cáng cho các "bà đầm mũi tẹt". Con đường từ Krong Pha lên Ðà lạt có nhiều dốc cao, mỗi ngày Han Dang chỉ mang vác vượt 15 cây số thôi. Hàng hóa thường là những két rượu vang dành cho các công chức Pháp ở Ðà lạt. Trong thời gian ấy Han Dang dành dụm được một số tiền, bắt đầu mua ngà voi, mật ong ở Roglai đem xuống Phan rang bán. Năm 1907, Han Dang có ý nghĩ sẽ cải tiến đời sống người Churu. Ðầu tiên, Han Dang yêu cầu một người đàn bà Chàm đến Ða nhim dậy bộ lạc Churu dệt vải. Kế tiếp, Han Dang gởi cô em họ là Ba Cam xuống Phan rang học kỹ thuật làm nồi đất nung. Khi trở về, Ba Cam bắt đầu làm toàn bộ nồi đất mới cho cả làng. Han Dang còn học được kỹ thuật cày ruộng: cày sâu và hiệu quả hơn. Có một điều không thành công lắm là bắt đàn bà Churu mặc quần thay vì mặc váy. 

Năm 1910, Han Dang được bổ làm lý trưởng Diom. Năm sau Pháp lập huyện Tân khai, sau này gọi là Di linh và Han Dang trở thành thông ngôn cho Ya Gut. Ðến năm 1919, tri huyện Ya Gut hưu trí và Han Dang được cử thay thế chức tri huyện của Ya Gut. Mãi đến ngày 22-2-1922, triều đình Huế (Khải Ðịnh) mới bổ Han Dang làm "Thổ Huyện Tân khai" và gọi là "tri huyện Mọi". Trong thời gian này, Han Dang đề nghị mở trường ở Ða nhim bị công sứ Cunhac và quản đạo Trần Văn Lý phản đối với lý do "người Mọi không cần giáo dục, vì họ chỉ làm những việc nặng nhọc, không cần đến sự khéo léo". Dù thất bại, Han Dang không nản, tiếp tục tranh đấu để cải tiến mức sống của đồng bào ông. Năm 1922, người Pháp làm đường Sài gòn đi Ðà lạt qua ngả Bảo lộc, cần nhiều phu người Thượng. Với tư cách tri huyện Mọi, Han Dang có bổn phận cung ứng dân phu, nhưng đồng thời cũng nhắc lại yêu sách mở trường học. Lần này có kết quả. Tại các buôn người Lat, người Chil, người Churu, bắt đầu có trường sơ cấp, nhưng mỗi trường chỉ có độ 10 học sinh. Cho đến năm 1927, quản đạo Trần Văn Lý liên tục bất đồng ý kiến với Han Dang, và bỏ qua các đề nghị của Han Dang về những cải cách nâng cao mức sống của đồng bào Thượng. Khi quản đạo Trần Văn Lý đi rồi, tình hình người Thượng được cải thiện hơn: Han Dang tranh đấu để tỉnh cấp tiền bạc cho học sinh, tăng chương trình học lên 4 năm, và lúc ấy có 40 học sinh theo học. Những học trò giỏi được gửi lên Ðà lạt sẽ ở trọ nhà Han Dang đi học. Những học sinh ưu tú, sau khi tốt nghiệp sẽ được gửi đi Qui Nhơn học tiếp "Collège de Quinhon".

Ngày 2-9-1925, toàn quyền Ðông dương ban tặng cho Han Dang huy chương Bắc Ðẩu bội tinh. Theo Touneh Han Tho, trong khi khánh thành đường xe lửa từ Krong Pha lên đèo Ngoạn mục, công sứ Ðồng nai thượng có ban cho Han Dang huy chương "Kim Tiền hạng 3". Sau đó, Han Dang còn liên tiếp nhận được các huy chương Bắc Ðẩu bội tinh (1929), mề đay Kim Khánh hạng 3 (1933).

Theo Touneh Han Tho, Han Dang tiếp tục tranh đấu để cải thiện mức sống của đồng bào Thượng quanh vùng Ðà lạt. Ông tranh đấu cho dân làm đường được lãnh lương cao hơn. Mội khi có những thắc mắc ông khiếu nại với các viên chức cao cấp Pháp tại Ðà lạt, nếu như không được giải quyết, không nản, ông làm đơn gởi lên hoàng đế Bảo Ðại, thủ tướng Pháp Léon Blum và cả tổng thống Pháp. Năm 1937, để phản đối viên công sứ Pháp lạm quyền, Han Dang từ quan, về làng làm lãnh tụ cho bộ lạc của ông đến ngày mãn phần.

HỨA HOÀNH
Ðặc san ÐA HIỆU số 40 tháng 10-1995
Bản Tin VHV số 20 Xuân Ất Hợi 1995 


1 comment:

  1. cảm ơn bạn, thắc mắc bao lâu giờ mới được giải đấp

    hạt điều mật ong

    ReplyDelete