Pages

"Ao Sau Vườn" vốn là một trang Web đã từng góp mặt trên mạng từ năm 1998 nhằm phổ biến những sáng tác của cá nhân tôi để cùng chia xẻ với mọi người, nhưng nay đã đóng lại vì khả năng kỹ thuật cũng như sức khoẻ không còn cho phép tôi duy trì trang Web này như cũ. Tuy nhiên, để đáp lại chút duyên tri ngộ cũng như cảm tình mà nhiều bạn bè và độc giả đã dành cho trang Web trên bấy lâu nên tôi dùng trang blog này làm nơi lưu trữ các sáng tác trên hầu giúp qúy bạn bè và độc giả có thể ghé vào đọc khi muốn tìm lại chút kỷ niệm nào đó đối với "Ao Sau Vườn".

Friday, May 10, 2013

Thành Phố Đà Lạt

Biên Khảo 

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 THÀNH PHỐ ÐÀ LẠT
Lập trên cao nguyên Lâm viên đồi núi chập chùng, Ðà lạt là một đô thị nghỉ mát xinh đẹp nằm giữa những khu rừng thông, thác nước thơ mộng: Ðà lạt là thành phố của tuổi trẻ, tình yêu và kỷ niệm. Ai đã đến đó một lần, chắc chắn sẽ giữ lại trong lòng những hình ảnh và kỷ niệm thân thương.

Tài liệu viết bài này ngoài quyển sách "Những Ðứa Con của Rừng Núi" (The Sons of Mountains) của Gerald Cannon Hickey, còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi sưu tầm rải rác trong sách báo cũ. Trong chương viết về Ðà lạt, tác giả G. Hickey có nhắc đến tác phẩm, bài báo kê cứu hiếm như:

- Báo Indochine năm 1943-1944
- Monographie de la province Dalat do trường Viễn Ðông bác cổ Hà nội in năm 1931.
- Tạp chí Bulletin des Amis du vieux Hué năm 1938...

Đà Lạt: Khung Trời Kỷ Niệm

Biên Khảo 

Ðà lạt năm nay vừa tròn 100 tuổi (1893-1993). Thành phố Ðà lạt cũng có cuộc sống riêng của nó. Một thế kỷ qua Ðà lạt chào đời, phát triển, phồn thịnh như một cô gái xuân đài các, bây giờ bước vào giai đoạn suy tàn.

Wednesday, May 8, 2013

Hoa Vẫn Nở Trong Rừng Thông Đà Lạt

Tp Bút 

Sau cơn loạn ly tan tác, tôi quyết định trở về với Ðà lạt. Trở về trong những cơn mưa tháng năm, thành phố im lìm chìm đắm trong sương chiều, trong lòng thấp thỏm bồn chồn... cho dù đã biết rằng sống trong chế độ Cộng sản khét tiếng hà khắc này không dễ gì thấy lại được tia nắng hồng với mảnh trời xanh trong như lụa của Ðà lạt; không dễ gì được thả bước chầm chậm trên làn cỏ mượt mà lộng gió của đồi cù mà thả hồn bay bổng lên trên mấy tầng mây, vơ vẩn đó đây tưởng mình như cánh diều trong gió... không dễ gì được ngồi ở Thủy tạ, trước ly cà phê nóng, bốc khói thơm ngát, khi chiều về chầm chậm - không ở nơi nào có được hoàng hôn như Ðà lạt - có lúc sương mù bao phủ dày đặc chỉ thấy một mình ta trong tĩnh mịch... đâu đó có làn khói thơm Seventy Nine phảng phất... không dễ gì được cầm lại viên phấn trắng trước những đôi mắt trong xanh đầy tin tưởng nhìn vào cuộc đời!Mà hoàn cảnh bắt tôi phải cầm chắc cán cuốc! lập lại cuộc đời: cuộc đời của một nông dân, với một mảnh vườn xác xơ cỏ mọc! 

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Biên Khảo 


Khái quát về Sự thành lập Trường
 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
 

Trường VBQGVN là quân trường đào tạo sĩ quan hiện dịch quan trọng nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Khởi thủy, Trường được thành lập tại thành phố Huế và mang tên trường Sĩ quan Hiện dịch Huế, nhằm đào tạo Sĩ quan hiện dịch cho Quân đội Quốc gia Việt nam. 

Tuesday, May 7, 2013

Tâm Thư của Một Người Thầy Cũ

Tạp Bút

Tâm thư của cựu Đại tá Trần Ngọc Huyến, Cựu CHT kiêm VHVT - TVBQGVN.gửi cho các Cựu SVSQ Khóa 16 nhân dịp  kỷ niệm 25 năm ngày tốt nghiệp của Khóa này tại Houston, Texas vào tháng 11 năm 1987.
 
Để  tưởng nhớ một vị cựu Chỉ Huy Trưởng và cũng là Thầy vừa quá cố, Khóa 16 đã cho phổ biến lá tâm thư này trên Diễn Đàn VOBIVIETNAM 
Trích từ DIỄN ĐÀN VOBIVIETNAM - Tháng 11 / 2004

Nguồn Gốc của Tiếng "Cùi"

Tạp Ghi 

Trong một buổi họp mặt Hội cựu SVSQ Trường Võ bị Quốc gia Việt nam tại tiểu bang Washington, một vị cựu sinh viên sĩ quan hỏi riêng tôi: "Tụi nó dùng chữ CÙI gọi nhau. Cùi là gì vậy anh?" Vị này đã chọn đúng người để hỏi. 

Đóng Góp Thêm về Tiếng Cùi

Tạp Ghi 
Khoảng cuối năm 1995, sau khi tạp ghi của Thầy Huỳnh Bửu Sơn xuất hiện trên Ða Hiệu số 40, tôi có viết một bài ngắn (*), góp thêm về gốc tích của danh từ "CÙI" . Có lẽ vì sự tế nhị nào đó, bài không thấy đăng trên số kế tiếp. Nhân diễn đàn VBVN phổ biến lại bài của Thầy Sơn, tôi cố gắng nhớ, ghi ra đây trường hợp tương tợ như ý của bài tôi gởi Ða Hiệu hơn 7 năm về trước. 

Hơn 10 Năm Tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Tạp Ghi 

Ðời lính 24 năm của tôi bao gồm gần 13 năm phục vụ tại các quân trường. 

Năm 1959 tôi được thuyên chuyển từ Phòng 3 Quân Ðoàn I về làm huấn luyện viên ban Tham Mưu taị Trường Ðại Học Quân Sự (đường Võ Tánh, Phú Nhuận). Qua năm 1964, sau thời gian học ở Ðaị học Văn khoa Saigon, tôi về Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam làm giáo sư văn hoá vụ.Tôi đã phục vụ dưới quyền năm vị Chỉ Huy Trường là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Kiểm, Ðại tá Nguyễn Văn Trung, Ðại Tá Ðỗ Ngọc Nhận, Trung tướng Lâm Quang Thi, Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ và bốn vị Văn Hoá Vụ Trưởng là Trung tá Ngô Văn Dzoanh, Hải quân Ðại tá Nguyễn Vân, Ðại tá Nguyễn Văn Huệ, Trung tá Nguyễn Phước Ưng Hiến. 

Monday, May 6, 2013

Tâm Tình Lính Giáo

Tạp Ghi 

Chỉ Mười Năm Sau   
Và 18 Năm Sau Nữa   
Chuyện Cũ Không Quên   

NGUYỄN BÙI THỨC,
cựu Trung tá Trưởng khoa Khoa KHOA HỌC XÃ HỘI 
Hình do hoạ sĩ TẠ TỴ, cựu Trung tá QLVNCH vẽ 
tại trại Cải Tạo Suối Máu 1975 

Thầy Trò và Lính Tráng

Tạp Ghi 


Tôi vào nghề dạy quá sớm rồi vào quân đội một cách bất chợt nên gặp nhiều cảnh ngộ oái oăm cũng như những kỷ niệm cười ra nước mắt. 

Lúc dạy trung học thì may mắn dạy những lớp toàn nữ sinh, có nhiều cô đẹp tuyệt trần đầy quyến rũ duyên dáng. Thầy trò đều trẻ, đang tuổi mộng mơ, nên một cái liếc mắt, một nụ cười, một vài lần thăm viếng bất chợt cũng tạo nên bao cảm hứng để xây đài tình ái nguy nga giữa chàng kỵ sĩ tài ba với những nàng công chúa kiều diễm trong chuyện ngàn lẻ một đêm...

9 Tháng 10 Ngày

Tạp Ghi 
1
9 tháng 10 ngày - một khoảng thời gian - cái khoảng thời gian có ý nghĩa đặc biệt với tất cả loài người. Tuy vậy vẫn có người chưa liên tưởng được là có chuyện gì vậy! Nhưng nếu nói thêm: 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau... thì ai cũng hiểu người viết muốn nói gì rồi.

Sunday, May 5, 2013

Kỷ Niệm Khó Quên

Tạp Ghi 

Khi anh Vân làm Văn hóa vụ trưởng kiêm Trưởng khoa Toán thì anh Viêm làm Trưởng phân khoa năm I, tôi làm Trưởng phân khoa năm II, vì cả hai chúng tôi không đủ lon để đảm nhận chức vụ trưởng khoa. Lúc ấy khóa 24 mới vào trường nên cần được thi xếp lớp cho niên học mới. Việc ra đề toán dĩ nhiên là trách nhiệm của anh Viêm rồi. Không hiểu vì lý do gì mà anh Viêm có phép về Sài gòn, để lại chiếc Volkswagen cho anh Vân dùng. Bạn bè nói khích là anh Viêm muốn tránh việc để tôi phải gánh. Tôi khờ dại tin là thật; do đó trong buổi họp khoáng đại đầu năm phân chia công tác, khi anh Vân ra lệnh cho tôi thay anh Viêm ra đề toán, tôi đã mất khôn đứng dậy phản đối:

SVSQ và Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Phỏng Vấn 

Chương Trình Người Dân Muốn Biết
Phỏng vấn SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
Ðài Truyền Hình Việt Nam ngày 7 tháng 4 năm 1972


Cuộc phỏng vấn này thực hiện bởi nhân viên phụ trách Chương Trình Người Dân Muốn Biết với sự tham dự của bốn Sinh Viên Sĩ Quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
SVSQ Nguyễn Văn Bảo, Khóa 25, 23 tuổi, sinh tại Gia Ðịnh, hiện đang học năm thứ tư tại TVBQGVN.  

SVSQ Phan Văn Phát, Khóa 25, 23 tuổi, sinh tại Huế, hiện đang học năm thứ tư tại TVBQGVN.
SVSQ Bùi Phạm Thành, Khóa 25, 24 tuổi, sinh tại Hà Nội, hiện đang học năm thứ tư tại TVBQGVN.
SVSQ Nguyễn Thanh Văn, Khóa 26, 23 tuổi, sinh tại Gò Công, hiện đang học năm thứ ba tại TVBQGVN.

Nhớ Về Đà Lạt

Tạp Bút 

LTS - Vi Sao là người sinh trưởng nơi miền cao nguyên sương mù, thuộc từ lùm cây bụi cỏ, từng khóm hoa vườn Bích câu, từng gốc anh đào đường vòng khúc khuỷu. Ðọc Vi Sao, bạn sẽ tìm lại được một góc cạnh rất thân thương, rất ư là... Ðà lạt.
Nói đến Ðà lạt chắc mọi người đều biết, hoặc nghe tên hoặc có lần đật chân đến miền đất cao nguyên đầy sương mù này.

Saturday, May 4, 2013

Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau

Tạp Ghi 
 
Trong trường, bọn tôi ghét nhất mấy "đấng" dạy văn hóa. Họ dạy hay, tính tình cũng bớt gắt gao và không trực tiếp hành chúng tôi thẳng tay... nhưng sao bọn SV Cùi chúng tôi vẫn khó chịu. Cùi nọ "thỏ thẻ" với Cùi kia:

- Sao mặt mày mấy cha đó cứ kên kên lên! Mày thấy không?

- Thấy! Họ như mấy kẻ bất đắc chí! Bộ đồ lính mặc vào người, mấy cánh hoa đeo trên cổ... đã làm sụt giá trị các quan văn hóa! Vì thế mấy cha đó nhiều lúc giảng hay thật mà tao không thèm nghe!

Monday, April 29, 2013

Một Chút Lịch Sử về Qui Nhơn - Bình Định

Bình định vốn đất cũ của Chiêm thành. Theo sách Ðồ Bàn ký của Hoàng giáp Nguyễn văn Hiển, triều Minh Mạng thì sau khi bị vua Lê Ðại Hành đánh lấy thành Ðịa Rí (982), vua Chiêm thành là Xá Lợi Ðà Ngô Nhật Hoán chạy vào đây đóng đô mới đặt tên là Ðồ Bàn (địa danh trước đó là gì không rõ). Nhật Hoán hiệu là Ðồ Bàn (Chô Pan) nên lấy hiệu mà đặt tên cho thủ đô.

Sunday, April 28, 2013

Nhớ Lại Những Ngày Tháng Cũ ở Liên Khu V

Tất cả mọi người, đặc biệt là đồng bào khu IV và khu V, từng sống với Cộng sản từ 1945, đã thấy rõ Việt minh (Cộng sản trá hình) do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gian ngoa, xảo quyệt, lợi dụng lòng ái quốc của nhân dân Việt nam, đã quay ngược cuộc Cách mạng chân chính của toàn dân Việt nam trở thành cuộc cách mạng cho Cộng sản. 

Giáo Phận Quy Nhơn Dưới Thời Việt Minh (1945-1954)

Trước 1945, giáo phận Qui Nhơn gồm 6 tỉnh miền Trung: Quảng nam, Quảng ngãi, Bình định, Phú yên, Khánh hòa và Phan rang, do Ðức Giám mục người Pháp là Ðức Cha Marcel Piquet ( tên tiếng Việt thường gọi là Ðức cha Lợi) cai quản. Sau khi Việt minh cướp chính quyền mùa thu 1945, Ngài cùng các linh mục thừa sai ngoại quốc đều bị bắt đưa về tập trung tại Nha trang chờ ngày rời Việt nam theo lệnh trục xuất của nhà cầm quyền lúc bấy giờ. Ðức Giám mục ủy nhiệm cho Linh mục Phêrô Ðặng Quyền Huy làm Bề trên Nhiếp chính, đại diện Ngài chăm sóc giáo phận. Trước 1945, giáo phận Qui Nhơn gồm 6 tỉnh miền Trung: Quảng nam, Quảng ngãi, Bình định, Phú yên, Khánh hòa và Phan rang, do Ðức Giám mục người Pháp là Ðức Cha Marcel Piquet (tên tiếng Việt thường gọi là Ðức cha Lợi) cai quản. Sau khi Việt minh cướp chính quyền mùa thu 1945, Ngài cùng các linh mục thừa sai ngoại quốc đều bị bắt đưa về tập trung tại Nha trang chờ ngày rời Việt nam theo lệnh trục xuất của nhà cầm quyền lúc bấy giờ. Ðức Giám mục ủy nhiệm cho Linh mục Phêrô Ðặng Quyền Huy làm Bề trên Nhiếp chính, đại diện Ngài chăm sóc giáo phận.

Vụ Án Mang Tên "Gián Điệp Bình Định"

BĐÁ XANH RÊU

Đây là một vụ án chính trị đã xảy ra hồi đầu thập niên 50 tại tỉnh Bình Định dưới thời Việt Minh nắm chính quyền vốn được mệnh danh là "vùng tư do Liên khu V".  Khi ghi lại vụ án này, tôi chỉ muốn nói lên lòng kính trọng và tưởng nhớ những người đã có quyết tâm chống lại một chế độ độc tài để tranh đấu cho cho sự thành  lập một nước Việt Nam Tự Do lúc bấy giờ hầu trả lại sự CÔNG BẰNG CHÂN CHÍNH cho những người đã bị chế độ Cộng sản gán cho những tội danh xấu xa nói chung, và nhất là để tưởng niệm anh linh các vị Đoàn Đức Thoan, Nguyễn Hữu Lộc, Võ Minh Vinh nói riêng, đã vì Tự Do và Công Lý mà bị Việt Minh kết án tử hình, chỉ vì họ đã khẳng khái không chấp nhận đi theo đường lối của Cộng sản.